Chuyển giao thế hệ và bồi dưỡng lãnh đạo kế nghiệp Doanh nghiệp gia đình
CÔNG TY CỔ PHẦN SEACONSULT
Thứ Bảy,
17/09/2022
HỘI THẢO “CHUYỂN GIAO THẾ HỆ VÀ BỒI DƯỠNG
LÃNH ĐẠO KẾ NGHIỆP DOANH NGHIỆP GIA ĐÌNH”
_________________
Ngày 21 tháng 6 năm 2019, tại Học viện phụ nữ Việt Nam, 68 Phố Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội, Hội Nữ Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa TP HN (HAWASME) phối hợp cùng với Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp - Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “CHUYỂN GIAO THẾ HỆ VÀ BỒI DƯỠNG LÃNH ĐẠO KẾ NGHIỆP DOANH NGHIỆP GIA ĐÌNH”. Tham dự Hội thảo có ông Lê Văn Quân, Giám đốc TTHTDNNVV – Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội và gần 100 Hội viên và các doanh nghiệp đều là các giám đốc do nữ làm chủ. Đặc biệt có bốn chị là giám đốc các doanh nghiệp Gia đình đã chuyển giao cho thế hệ kế nghiệp thành công trình bày thực tế các biện pháp hữu ích mà các doanh nghiệp đã làm để các chị giám đốc dự Hội thảo tham khảo.
Tiếp nối Hội thảo “Các giải pháp chuyển giao thế hệ cho Lãnh đạo doanh nghiệp” được tổ chức ngày 27/4/2018. Hội thảo lần này là sự tiếp nối và đưa ra các biện pháp cụ thể và bước đi cụ thể đối với việc chuyển giao thế hệ và bồi dưỡng lãnh đạo kế nghiệp. Có thể nói đây là một bài toán không dễ đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam – đặc biệt khi các chủ doanh nghiệp là Nữ khi đến thời điểm cần thiết phải chuyển giao cho thế hệ tiếp theo và để bảo đảm sự phát triển bền vững và thành công của các DNNVV cũng như bất kể một doanh nghiệp gia đình nào.
TS. Phạm Hồng Hải, Phó trưởng khoa. Phụ trách khoa QTKD, Học viện phụ nữ Việt Nam đã có bài trình bày về chuyển giao thế hệ và bồi dưỡng Lãnh đạo kế nghiệp gia đình ở Việt Nam và chuyển giao thành công của các doanh nghiệp gia đình ở các nước Châu Á, và Quốc tế.
- Hội thảo đã cung cấp thông tin giúp người tham gia hiểu rõ hơn về doanh nghiệp và chuyển giao doanh nghiệp gia đình.
- Đưa góc nhìn mở với các thách thức cho cả hai bên: người sáng lập và người kế nghiệp khi chuyển giao.
+ Lợi ích của DN gia đình là: truyền thống văn hóa, giá trị, cam kết cộng đồng và tinh thần của Doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, có 4 Nữ Doanh nghiệp đã chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chuyển giao lãnh đạo kế nghiệp Doanh nghiệp gia đình với cương vị là những nhà quản lý trực tiếp Công ty của mình. Điển hình là: Chị Nguyễn Thị Đông, GĐ Cty CP Hoa Lan; Chị Ngô Thị Tính, GĐ Cty CP Bảo Minh; Chị Dương Kim Oanh, PGĐ Cty CP Minh Cường; Chị Nguyễn Thị Sâm, GĐ Cty TNHH Hân Sâm.
Mỗi Doanh nghiệp có có những đặc điểm mô hình, chiến lược kinh doanh khác nhau với những đối tác khách hàng khác nhau nhưng mục tiêu của bất kỳ Doanh nghiệp nào cũng là hiệu quả kinh doanh, phát triển giữ thương hiệu của mình trường tồn và đến giai đoạn thời điểm nào đó phải tính đến bước chuyển giao cho thế hệ kế cận để vận hành doanh nghiệp Gia đình.
Diễn giả đã đưa ra các vị dụ thực tế của xã hội Việt Nam hiện nay: “ Vấn đề này là một thách thức và bài toán đau đầu của không ít gia đình, trong bối cảnh và những thông tin gần đây, không ít những Công ty có tính chất Gia đình đã bị ảnh hưởng đến bộ máy hoạt động, vận hành của công ty vì do bởi sự chuyển giao chưa phù hợp cho lớp kế cận (con cái, người có khả năng điều hành công ty, thuê người quản lý,..) dẫn đến sự kiện tụng giữa vợ, chồng, con cái, … - Tập đoàn Hoàn cầu của bà Nguyễn Thị Hường, Tập đoàn Trung Nguyên, Cty cổ phần QT Sơn Hà (sáp nhập, chia tách Cty)”.
Thực tế các doanh nghiệp hội viên của Hộị nữ DNNVV Hà Nội hiện nay nhiều chị giám đốc đang khó khăn trong việc chuyển giao thế hệ kế nghiệp vì “ nhiều cháu đi học nước ngoài về rất có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, ngoại ngữ, tin học… nhưng quan điểm không thống nhất với cha, mẹ đang lãnh đạo DN truyền thống Gia đình, muốn khẳng định mình, muốn thay đổi thói quen lãnh đạo mà bấy lâu nay cha mẹ đang làm, muốn độc lập quyết định mọi vần đề,... nhiều cháu không muốn làm cho DN Gia đình ra ngoài làm thuê cho doanh nghiệp khác hoặc tự mình thành lập doanh nghiệp riêng.”
Vấn đề chuyển giao cho người ngoài gia đình khi con cái không đam mê và không muốn tiếp nối việc quản lý Công ty gia đình, dẫn đến việc cần thiết phải tìm người không phải thành viên gia đình – có đủ độ tin cậy để bàn giao không phải là chuyển dễ.
Hội thảo“Chuyển giao thế hệ và bồi dưỡng lãnh đạo kế nghiệp Doanh nghiệp gia đình” có lẽ là được tổ chức đúng thời điểm và rất hữu ích cho các doanh nghiệp mà nữ là người đứng đầu Công ty tiếp nhận và trao đổi các kinh nghiệm cũng như học hỏi được các kiến thức cần thiết cho bước chuyển giao cho ai, để bảo đảm Công ty phát triển mạnh và vẫn giữ được thương hiệu của mình, đồng thời giữ được bản sắc riêng và hội nhập quốc tế.
Hội thảo đáp ứng được mục tiêu: Giúp cho các doanh nghiệp gia đình có nhiều biện pháp lựa chọn phù hợp thực hiện việc chuyển giao thế hệ kế nghiệp được thuận lợi; chỉ ra các cách tiếp cận mở cùng với những thuận lợi và thách thức cho cả bên chuyển giao và bên được chuyển giao - Thế hệ lãnh đạo kế nghiệp được học tại nước ngoài, có các kiến thức cập nhật của thế hệ mạng 5G, ngoại ngữ tốt, đầy sáng tạo.
Nội dung chính được tư vấn: Những thách thức về khoảng cách khi chuyển giao thế hệ trong DN gia đình; Xác định thời điểm nên chuyển giao DN cho thế hệ kế cận; Và chuyển giao cho ai, để bảo đảm Công ty vận hành tốt cũng như rút ngắn khoảng cách thế hệ khi chuyển giao; Biện pháp nào giúp thành công khi chuyển giao DN gia đình; Và thế nào được coi việc chuyển giao là thành công; Ban Lãnh đạo phải làm gì khi chuyển giao xong DN gia đình cho thế hệ kế tiếp.
Hội nghị giúp các nữ lãnh đạo doanh nghiệp đang chuẩn bị công tác chuyển giao lãnh đạo cho lớp kế cận có được định hướng về những điều cần thiết trên lộ trình chuyển giao, đồng thời doanh nghiệp lớp trẻ cũng nhận thức việc mình cần làm là gì để có được sự tin cậy và niềm tin từ người chuẩn bị chuyển giao.
“Thử thách cuối cùng về sự vĩ đại của một Giám đốc điều hành là anh ấy chọn người kế vị tốt như thế nào và liệu anh ấy có thể thể bước sang một bên và để người kế người điều hành công ty của mình không” – Peter Drucker.
Peter Ferdinand Drucker (19 tháng 11 năm 1909 – 11 tháng 11 năm 2005) là chuyên gia hàng đầu thế giới về tư vấn quản trị. Ông được coi là cha đẻ của ngành Quản trị kinh doanh hiện đại, là tác giả nhiều cuốn sách quản lý nổi tiếng, trong đó có cuốn Những thách thức của quản lý trong thế kỷ 21. Những đóng góp của ông được đánh giá rất cao, tạp chí Financial Times (Thời báo Tài chính) đã bình chọn ông là một trong 4 nhà Quản lý bậc thầy của mọi thời đại.